Chia sẻ những thông tin cần thiết về kỹ thuật giữ bóng trong bóng đá
Một cầu thủ giỏi là một cầu thủ luôn biết cách kiểm soát bóng dưới chân mình. Vì vậy, sở hữu kỹ thuật giữ bóng tốt trong bóng đá là tiêu chí rất quan trọng để đánh giá phẩm chất của một cầu thủ. Vậy muốn thành thạo kỹ thuật cầm bóng trong bóng đá bạn cần luyện tập như thế nào? Có phải chỉ những cầu thủ chuyên nghiệp mới có kỹ năng giữ bóng tốt hay không?
Để có thể giữ và kiểm soát bóng, bóng trong chân như vậy. Một cầu thủ cần nắm vững các kỹ thuật cầm bóng cơ bản bằng lòng bàn chân. Nhóm kỹ thuật giữ bóng bằng lòng bàn chân: Dạy cách điều khiển bóng bằng lòng bàn chân sẽ giúp giảm quán tính chuyển động của bóng. Qua đó, giúp bạn kiểm soát bóng dễ dàng hơn và nhanh chóng triển khai bóng theo ý mình. Để hiểu rõ hơn về kỹ thuật này trong bóng đá, các bạn đừng bỏ qua bài tổng hợp thông tin dưới đây của chúng tôi nhé!
Thông tin về kỹ thuật giữ bóng
Trang bị cho người học nắm các kỹ thuật giữ bóng cùng nguyên lý kỹ thuật của các loại giữ bóng cơ bản bằng lòng bàn chân và gan bàn chân, giữ các loại bóng lăn sệt, nửa nẩy và trên không, nắm được các lỗi sai thường mắc khi giữ bóng và cách sửa những sai lầm khi thực hiện kỹ thuật giữ bóng.
Gồm các phần chính
- Kỹ thuật giữ bóng bằng lòng bàn chân
- Kỹ thuật giữ bóng bằng gan bàn chân
- Những sai lầm thường mắc – cách khắc phục
Nội dung tóm tắt về các kỹ thuật giữ bóng
- Phân loại các kỹ thuật giữ bóng
– Giữ bóng bằng lòng bàn chân
– Giữ bóng bằng gan bàn chân
– Giữ bóng bằng mu ngoài
– Giữ bóng bằng mu chính diện
– Giữ bóng bằng đừi
– Giữ bóng bằng ngực
– Giữ bóng bằng đầu - Giữ bóng bằng lòng bàn chân
– Sử dụng nhiều nhất vì diện tích tiếp xúc giữa chân và bóng khá lớn
– Có thể giữ bóng lăn sệt, bóng nửa nảy hoặc bóng trên không - Giữ bóng bằng gan bàn chân
Tương đối dễ, giữ ở vị trí theo ý muốn, dùng cho các loại bóng lăn sệt và nửa nảy - Giữ bóng bằng lòng và gan bàn chân là một kỹ thuật đơn giản cho người mới tập
- Những sai lầm và nguyên nhân dẫn đến sai lầm
- Phương pháp khắc phục và hệ thống bài tập
Bạn đã biết đến kỹ thuật giữ bóng bằng lòng bàn chân?
Kỹ thuật giữ bóng lăn sệt bằng lòng bàn chân:
Mũi chân chân trụ đối diện với hướng bóng đến, đầu gối hơi khuỵu, một bên vai hướng về phía bóng đến; chân giữ bóng, mở mũi chân ra ngoài, gan bàn chân nằm song song với mặt đất, lòng bàn chân hướng về phía trước.
Kỹ thuật giữ bóng nửa nảy bằng lòng bàn chân:
Gối chân trụ hơi thấp, thân người sau khi giữ bóng hướng vận động hơi lệch so với bóng. Chân giữ bóng đưa lên, cẳng chân thả lỏng, mũi chân bẻ cong lên, lòng bàn chân tiếp xúc bóng, bóng vận hành theo hướng hợp với mặt đất thành một góc nhỏ hơn 90º
Kỹ thuật giữ bóng trên không bằng lòng bàn chân:
Chân đưa lên, hướng lòng bàn chân về phía hướng bóng bay đến, khi giữ bóng chạm vào chân lập tức kéo chân ra sau làm giảm áp lực, giữ bóng ở dưới chân.
Mách bạn kỹ thuật giữ bóng bằng gan bàn chân
Kỹ thuật giữ bóng lăn sệt bằng gan bằng chân:
Thân người đứng đối diện với hướng bóng đến, thân hơi ngả về phía trước, chân trụ đặt một bên bóng, mữi chân đối diện với hướng bóng đến, đầu gối hơi khuỵu xuống đồng thời chân giữ bóng đưa lên, khớp gối co lại, bàn chân co lên làm cho gan bàn chân hợp với mặt đất một góc nhỏ hơn 90º
Kỹ thuật giữ bóng nửa nảy bằng gan bàn chân:
Chân trụ đặt một bên phía sau so với điểm bóng rơi, mũi chân đối diện với hướng bóng đến
Chia sẻ những sai lầm cách khắc phục trong kỹ thuật giữ bóng trong bóng đá
Kỹ thuật giữ bóng lăn sệt
- Bóng lăn qua dưới chân.
- Khi giữ bóng, tiếp xúc bóng ở vị trí hới cao so với mặt đất.
- Sau khi giữ bóng, bóng chưa nằm ở vị trí tốt nhất.
- Sau khi giữ bóng thân người chưa kịp rướn tạo nên khoảng cách về thời gian giữa giữ bóng và rướn lên hơi dài nên không thể kịp thời gian khống chế được bóng và tạo ra sai sót.
Kỹ thuật giữ bóng nảy nửa
- Bóng lọt qua chân chủ yếu là do sự phán đoán thiếu chính xác đường phản xạ từ mặt đất lên.
- Lực tiếp xúc bóng, do điểm tiếp xúc bóng làm ảnh hưởng đến việc thực hiện động tác tiếp theo.
- Thông thường người ta sẽ nghĩ giữ bóng lăn sệt, thì ngược lại giữa bóng nảy cao…
- Khi giữ bóng nửa nảy, hay giữ bóng lăn sệt cũng xuất hiện hiện tượng này.
Kỹ thuật giữ bóng trên không
- Vị trí chân tiếp xúc với bóng mà không chạm bóng để bóng lọt qua. Nguyên nhân chính là do phán đoán không chính xác tốc độ bay của bóng và hướng bóng.
- Không giữ được bóng trong phạm vi tốt nhất.
Cách khắc phục những sai lầm thường mắc & phương pháp giảng dạy và huấn luyện kỹ thuật giữ bóng trong bóng đá.
- Cá nhân tập kỹ thuật giữ bóng.
– Tập kỹ thuật giữ bóng với bức tường .
– Cá nhân đá bóng cao, rồi tập giữ các loại bóng nửa nẩy (cũng có thể dùng tay tung bóng lên rồi dùng chân giữ bóng). - Luyện tập giữ bóng với nhiều người
– Giữ bóng lăn sệt trước mặt.
– Người đứng đối diện cách nhau 5m. Một người cầm bóng tung lên, người kia dùng kỹ thuật giữ các loại bóng cao.
– Ba người một tổ tiến hành tập giữ bóng có chuyển thân.
Kỹ thuật giữ bóng trong bóng đá là kỹ thuật cơ bản nhất để bạn có thể làm quen với trái bóng. Nó giúp cho chúng ta rất nhiều khi thi đấu. Hy vọng với bài hôm nay sẽ mang đến cho bạn những kỹ thuật giữ bóng cần thiết.