Những biện pháp trị lật cổ chân hiệu quả cho các cầu thủ
Trong môn bóng đá chuyên nghiệp, hay chỉ là bóng đá nghiệp dư thì chắc chắn sẽ luôn xuất hiện những chấn thương. Một trong những chấn thương mà thường gặp nhất ở trong thể thao và bóng đá là vấn đề lật sơ mi cổ chân. Bạn chớ nên coi thường chấn thương này. Bạn nghĩ chúng chỉ đơn giản nhưng lại không hề đơn giản một tí nào đâu nhé. Chúng có thể ảnh hưởng đến cơ thể bạn sau này.
Lật cổ chân, người ta còn hay còn gọi là lật sơ mi, chính là tình trạng bị rách hay bị đứt dây chằng bao quanh cổ chân. Đây cũng là chấn thương thường gặp đối với những người chơi thể thao. Nhất là những môn phải vận động mạnh như: bóng rổ, bóng chuyền, cầu lông, tennis,… Đối với dân bóng đá văn phòng, họ còn ít kinh nghiệm, nhưng có thể họ sẽ không biết cách để xử trí tốt được khi gặp phải chấn thương này. Nếu như chúng ta ở phần khâu xử lý ban đầu không đúng cách, chúng sẽ dẫn đến những cơn đau, lỏng cổ chân mãn tính, về lâu sẽ rất khó điều trị.
Chính vì thế, hôm nay tintucbongda365 sẽ giới thiệu đến bạn những triệu chứng lật cổ chân. Cùng với đó là những biện pháp để giúp phòng tránh được những chấn thương không mong muốn này. Bởi vì, chấn thương này sẽ không mấy nguy hiểm nhưng hậu quả để lại không thể lường được. Hi vọng những gợi ý này sẽ giúp ích được cho bạn được ít nhiều những kiến thức để bảo vệ bản thân mình.
Những triệu chứng cho thấy bạn bị lật cổ chân
Trong giai đoạn cấp tính, chấn thương lật cổ chân gây cho người bệnh nhiều khó khăn:
Sưng và bầm tím: là triệu chứng dễ nhận thấy bằng mắt thường khi bị chấn thương lật cổ chân.
Đau: khi chạm vào mắt cá chân. Đặc biệt là khi bạn chịu lực lên chân chấn thương.
Hạn chế vận động: cổ chân bị hạn chế vận động do đau và sưng nề.
Đây là chấn thương thường gặp với người chơi thể thao. Nhất là các môn vận động mạnh như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, tennis, cầu lông… Đôi khi cũng có thể gặp trong sinh hoạt bình thường hằng ngày, trượt thang lầu, ngã xe…
Lật sơ mi cổ chân là chấn thương thường xuyên xảy ra trong môn thể thao bóng đá. Cầu thủ khi tham gia đá bóng nếu bị tác động từ đối thủ làm ngã hay do khởi động chưa kĩ. Trong quá trình chạy hoặc bị ngã rất dễ gặp phải chấn thương này. Nếu chấn thương nặng, không được điều trị đúng cách trong giai đoạn cấp tính. Chấn thương có thể gây đau dai dẳng và mất vững khớp cổ chân cho cổ chân.
Bác sĩ Lê Thanh Tùng nói về chấn thương lật cổ chân
Bác sĩ Lê Thanh Tùng, trưởng khoa Ngoại chấn thương của Bệnh viện Thể thao Việt Nam cho biết: “Ngay khi bị lật cổ chân, người chơi bóng cần chườm đá luôn. Đây là phương pháp tối ưu để giảm sưng tấy và tránh bị giãn dây chằng. Sau đó, dùng vải mềm quấn để cố định cổ chân, hạn chế đi lại trong 2 ngày đầu. Tích cực chườm đá bằng cách cho đá vào xô nước. Ngâm chân bị đau vào khoảng 20 phút/lần. Ngày ngâm 3 lần. Đó là cách chữa tại nhà mà ai cũng có thể thực hiện. Nếu bị nặng hơn thì nên đi gặp bác sĩ để được điều trị tốt hơn”.
Trong trường hợp trước khi chơi thể thao. Bạn cần mang theo dụng cụ bó chắc chổ bàn chân lại để cổ chân có thể cố định khi chơi thể thao. Dụng cụ đó đó thể giúp cho bàn chân cổ chân và mắt cá chân. Khỏi tình trạng bị tổn thương khi có lực tác dục bên ngoài.
Những cầu thủ Việt Nam chia sẻ về chấn thương này
Trung vệ Dũng “Đức Giang”, cựu cầu thủ Khánh Hòa và Tây Ninh, hiện đang khoác áo FC Phương Anh cho biết: “Trường hợp nặng cần chụp X quang để loại trừ gãy xương. Còn ở mức độ nhẹ, chỉ cần ngâm nước đá 20 phút/lần. Ngày 3-4 lần thì sau hai buổi là khỏi. Nếu nặng hơn thì có thể kéo dài 5 ngày đến 1 tuần. Quan trọng là phải kiên trì ngâm và giữ chân. Không vận động mạnh, hạn chế đi lại”.
Cựu tuyển thủ ĐT futsal Việt Nam, Nguyễn Hoàng Giang chia sẻ về bài tập phục hồi: “Dù bạn bị chấn thương lật cổ chân ở mức nào cũng cần tập luyện phục hồi để mau bình phục, không làm hại đến dây chằng. Có một số bài tập cơ bản như kéo giãn bằng khăn, giữ 45 giây, lặp lại 10 lần, ngày 3 lần. Hoặc bài tập đứng kéo giãn chân sau, giữ 45 giây, lặp lại 10 lần, ngày 3 lần. Một bài tập khác là tập ván thăng bằng 5-10 phút, ngày 3 lần, . Nên mang thêm dụng cụ hỗ trợ để cố định bàn chân và khớp mắt cá chân để tránh vết thương bị viêm”.
Sử dụng cụ cố định chân Dragon Fly
Cựu trợ lý HLV ĐT Futsal Việt Nam, ông Đào Ngọc Anh chia sẻ kinh nghiệm: “Sau khi bị lật, dừng chơi ngay và lấy đá chườm. Về nhà lấy một chậu nước thật lạnh, ngâm chân vào 20 phút. Mỗi ngày tập phục hồi khoảng 10 phút bằng cách vịn tay vào tường. Nhún nhẹ chân, xoay nhẹ cổ chân và khi đi ngủ nên kê cao chân khoảng 30 cm. Một lưu ý là hạn chế ăn rau muống, xôi nếp, thịt gia cầm để tránh đau nhức. Nếu bị nhức thì việc cố định cổ chân sẽ lâu lành hơn”.
Một số lưu ý từ các người chơi giàu kinh nghiệm về những việc không nên làm khi lật cổ chân. Không nên xoa dầu nóng, rượu bởi có thể làm vết đau sưng to hơn. Không nên bó thuốc bắc bởi có thể bị nhiễm trùng da. Việc kéo nắn không đúng cách sẽ làm rách cơ thêm bên trong. Việc tìm dụng cụ cố định bàn chân sẽ giúp cho khớp và các gân bàn chân. Khớp xương mau chóng phục hồi. Tránh ảnh hưởng đến việc đi lại là điều rất quan trọng trong quá trình hồi phục vết thương.
Cách phòng chống lật sơ mi cổ chân của các cầu thủ
Khởi động thật kỹ trước khi bước vào trận đấu
Khởi động trong bóng đá giúp tăng sức mạnh, sự nhanh nhẹn và hiệu suất. Bằng cách làm nóng các cơ. Đồng thời khởi động cũng giúp cho não hoạt động linh hoạt hơn để sẵn sàng cho các trận đấu đỉnh cao. Chạy bộ làm nóng các cơ và khớp giúp hạn chế chấn thương. Lưu ý: Các nghiên cứu khoa học thể thao cho biết việc căng cơ là không cần thiết trong giai đoạn khởi động. Việc căng cơ thực ra phù hợp hơn. Trong trường hợp bạn đang cần thả lỏng sau khi vận động cường độ cao. Thậm chí việc đứng một chỗ thực hiện các động tác căng cơ còn khiến bạn chậm đi và có thể làm tăng nguy cơ chấn thương
Mang giày có công nghệ định giúp hình gót
Trong thời kỳ phát triển công nghiệp mạnh mẽ như hiện nay, giày đá bóng cũng phát triển theo. Giày tốt không những phải có chất liệu bền, màu sắc đẹp mà còn phải hỗ trợ cho người sử dụng tốt nhất. Tránh các tránh thương hay bảo vệ bàn chân an toàn nhất. Hiện nay trên thị trường giày ở Việt Nam có rất nhiều hãng giày chính hãng có công nghệ định hình gót. Giúp cho người dùng phòng ngừa bị lật sơ mi. Công nghệ định hình gót giúp bạn hạn chế bị lật sơ mi và đánh gót lực hơn.
Sử dụng những phụ kiện giúp chống lật sơ mi
Bó gót được dùng như một dụng cụ để bảo vệ trực tiếp vùng gót chân của bạn tránh chấn thương tối đa nhất có thể. Ngoài khả năng hạn chế lật sơ mi, bó gót còn khả năng hạn chết bong gân. Đứt dây chằng, trật khớp, vỡ mắt cá. Bó gót thun. Bó gót dán
Cách điều trị kịp thời khi bị lật sơ mi
Khi bị trật sơ mi cổ chân, cách điều trị quan trọng nhất. Đó là phải dừng tập luyện và vận động ngay khi chấn thương. Sau đó dùng đá lạnh để chườm lên cổ chân liên tục trong ít nhất 10 phút. Dùng băng ép cổ chân và gác chân lên cao. Nếu thấy đau quá hãy ngay lập tức đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra thăm khám và chữa trị kịp thời.
Có thể sử dụng thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol (Efferalgan viên sủi là loại tác dụng nhanh). Hoặc các loại thuốc kháng viêm vừa giảm đau vừa chống sưng nề (Voltaren 75mg, Mobic 7,5mg…). Một số trường hợp cần thêm thuốc giãn cơ để làm giảm các cơn đau.
Hạn chế đi lại trong mấy ngày đầu chấn thương. Tích cực chườm đá 3-4 lần/ngày. Bỏ đá vào xô nước và ngâm chân đau khoảng 20p/lần. Chọc hút dịch (máu bầm) cổ chân nếu cần thiết (nhưng chỉ làm khi có hướng dẫn của bác sĩ tại bệnh viện). Sử dụng băng sơ mi cổ chân chuyên dụng. Nếu nặng hơn thì cần dùng các loại nẹp hơi cổ chân đặc biệt.