Những chia sẻ về kỹ thuật phòng ngự trong bóng đá
Khi tham gia các trận đấu bóng đá hay theo dõi các trận đấu bóng đá dù là đỉnh cao hay phong trào đều có thể thấy đội nào phòng ngự tốt sẽ có ưu thế trong trận đấu đó. Kỹ thuật phòng ngự trong bóng đá rất cần thiết cho những cầu thủ chơi ở vị trí hậu vệ. Muốn bảo vệ tốt khung thành đội bóng của bạn, các hậu vệ phải thành thạo những kỹ năng này cũng như có một sức bền và thể hình cực tốt.
Có rất nhiều kỹ thuật phòng thủ trong bóng đá. Nếu bạn muốn trở thành một hậu vệ tài năng, bạn cần phải nắm vững những kỹ thuật này. Hôm nay, chúng tôi sẽ cập nhật các kỹ thuật phòng thủ cho những ai muốn trở thành hậu vệ. Hãy dành ra vài phút để “thu lượm” thêm những kiến thức về kỹ năng phòng ngự trong bóng đá nhé.
Table of Contents
Hiểu đầy đủ về kỹ thuật phòng ngự trong bóng đá
Kỹ thuật phòng ngự là rất cần thiết vì bóng đá là trò chơi gồm những hành động diễn ra chớp nhoáng và khó dự đoán, nên chúng ta cần có những kỹ năng để có thể đối phó với những hành động sẽ xảy ra trên sân cỏ. Khi hậu vệ gặp tình huống 1 đấu 1 với tiền đạo, có 5 tư thế phòng ngự được đánh giá là hữu ích để ngăn chặn đối phương. Về chiến thuật, hậu vệ sẽ phải cố gắng lựa chọn tư thế phòng ngự phù hợp tùy vào tình huống, tùy điểm mạnh yếu riêng của mỗi người và từ đối thủ mà anh ta đối mặt.
Thế phòng ngự rất quan trọng đối với một hậu vệ. Cũng chính vì thế, hậu vệ cần phải hiểu được ưu nhược điểm của từng tư thế để áp dụng để đạt hiệu quả cao nhất. Chúng ta hãy cùng đến với 5 kỹ thuật phòng ngự trong bóng đá cơ bản:
5 kỹ thuật phòng ngự trong bóng đá cơ bản
Tư thế đối mặt – tư thế phòng ngự trực diện
Đây là tư thế phòng ngự trực diện nhất, đặt đối phương dưới áp lực mạnh mẽ nhất. Để thực hiện chiến lược này, hậu vệ nên chạy thẳng vào vị trí của tiền đạo, dừng lại ở một khoảng cách phù hợp chắn trước mặt họ. Chú ý không nên quá gần hoặc quá xa bạn có thể bị cài người hoặc không đủ thời gian chuyền cho đồng đội.
Tư thế song hành – kiểm soát tình huống
Ưu Điểm
+ Giúp hậu vệ kiểm soát và quan sát tốt hơn toàn bộ tình huống phòng ngự.
+ Tư thế tốt nhất để hậu vệ dùng cơ thể tì đè, be đường chạy của đối phương hay thực hiện một cú xoạc bóng.
+ Đây là kỹ thuật phòng ngự hiệu quả khi đối thủ đang có ý định rê dắt bóng.
Nhược điểm
+ Tư thế này không thuận lợi để cản phá những cú sút.
+ Những cầu thủ có kỹ thuật phòng ngự trong bóng đá tốt có thể khai thác phía bên mà hậu vệ đang xoay lưng lại bằng một pha quặt bóng và bạn có thể mất tầm quan sát họ trong một thời điểm ngắn.
+ Hậu vệ có thể gặp khó trong việc ngăn chặn đối phường chuyền bóng hướng lên phía trước.
Ứng dụng: Phù hợp cho các hậu vệ biên và tiền vệ cánh khi tham gia phòng ngự. Đây cũng là kỹ thuật lý tưởng với mẫu cầu thủ nhanh nhẹn, xoay trở linh hoạt.
Tư thế 45 độ linh hoạt cho các cầu thủ
Tư thế này là sự kết hợp của hai tư thế phòng ngự đã nói ở trên. Vì thế, mục tiêu của tư thế góc 45 là vừa đoạt bóng bằng một cú tắc, vừa có thể be đường chạy của đối phương nếu cần thiết. Để thực hiện chiến lược này, hậu vệ cần chạy thẳng vào vị trí tiền đạo nhưng chếch sang một góc 45 độ với cơ thể mở hơi nghiêng và sẵn sàng cho một cuộc đấu tay đôi.
Ưu điểm
+ Kiểm soát tốt các hướng theo đường chéo.
+ Kỹ thuật này phù hợp trong nhiều tình huống phòng ngự khác nhau.
+ Hậu vệ có thể ép đối phương di chuyển theo hướng mình muốn.
Nhược điểm
+ Hậu vệ dễ bị đánh bại nếu đối thủ thực hiện một cú “xâu kim”.
+ Chuyển hướng sang chân không thuận sẽ gặp chút khó khăn nếu đối thủ đổi hướng hoặc phối hợp bật tường.
+ Những người chưa thuần thục có thể gặp vấn đề trong việc chọn đúng vị trí đứng.
Ứng dụng: Đây là kỹ thuật hữu ích và linh hoạt cho tất cả các cầu thủ, đặc biệt những người đá hậu vệ. Bởi nó lý tưởng khi đối mặt với những cầu thủ đang ở xa khung thành của bạn, hoặc khi bạn muốn tiền đạo đi bóng tiếp và ép họ xử lý bóng bằng chân không thuận.
Tư thế xoay lưng – kiểm soát tốt không gian cần bảo vệ
Tư thế có phần kỳ cục này đặc biệt hữu ích của kỹ thuật phòng ngự trong bóng đá này trong một số tình huống nhất định. Đó là khi hậu vệ muốn nhử đối phương “xâu kim” qua hai chân mình. Sau đó ngăn cản không cho họ di chuyển và đoạt bóng. Để thực hiện kỹ thuật này, cầu thủ tấn công phải đang xoay mặt về phía bạn. Sau khi cho bóng vượt qua, bạn dùng cơ thể che chắn không để cầu thủ đối phương tiếp cận được với bóng.
Ưu điểm
+ Hậu vệ có thể kiểm soát tốt không gian cần bảo vệ phía trước mặt mình.
+ Dễ dàng tranh chấp bóng (sau khi đã lừa đối phương thành công); nhờ ưu thế về khoảng cách đến bóng.
+ Đoạt bóng theo cách này đem lại sự phấn khích tinh thần vì đây là kỹ thuật khó.
Nhược điểm
+ Kỹ thuật này phải được sử dụng một cách khôn khéo và trong những tình huống đặc thù riêng.
+ Đòi hỏi sự tự tin cao nếu muốn thực hiện tốt.
Ứng dụng: Đây là một kỹ thuật tân tiến và đặc biệt quan trọng với những hậu vệ hay chơi ở đẳng cấp cao.
Tư thế kèm người đeo bám gây áp lực cho đối thủ
Đây là chiến lược kết hợp kỹ thuật phòng ngự trong bóng đá. Nó gây áp lực lên đối thủ bằng tấn công đoạt bóng hoặc đeo bám kèm người. Khi tiếp cận gần đối phương, hậu vệ be mặt họ bằng những bước di chuyển ngắn, quan sát chờ đợi cơ hội giành bóng. Tuy nhiên, bạn cũng phải đảm bảo sẵn sàng chạy đua với đối phương nếu cần. Kỹ thuật phòng ngự này đòi hỏi bạn hướng vị trí cơ thể về phía đối phương và chuẩn bị cắt bóng; trước khi họ nhận đường chuyền hoặc chạy theo hướng bảo vệ khung thành đội nhà.
Ưu điểm
+ Giúp hậu vệ kiểm soát tốt không gian theo chiều dọc (phía trước và phía sau tiền đạo đối phương).
+ Ưu điểm lớn nhất của kỹ thuật này là cho phép hậu vệ di chuyển hoàn toàn chủ động theo ý mình.
+ Đây là kỹ thuật lý tưởng nhất trong kỹ thuật phòng ngự trong bóng đá; để chống lại những tiền đạo chơi xoay lưng cài đè. Giúp hậu vệ có nhiều phương án đoạt bóng khác nhau như tắc bóng, xoạc bóng, tì đè…
Nhược điểm
+ Mất nhiều thời gian để kết hợp nhuần nhuyễn các kỹ năng khác nhau.
+ Tốn sức do phải di chuyển liên tục.
+ Động tác quay người về sẽ gặp khó khăn nếu tư thế cơ thể không chuẩn.
Ứng dụng: Phù hợp cho tất cả các vị trí thi đấu trên sân. Đặc biệt là những cầu thủ ở hàng thủ và đối phó được nhiều tình huống khác nhau.