Sút bóng chìm – bí quyết lợi hại giúp hạ gục thủ thành đối phương

Đối với mỗi người cầu thủ chuyên nghiệp, kỹ năng là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu và cần được chính các cầu thủ trao dồi thường xuyên. Nói đến kỹ thuật bóng đá thì kỹ thuật sút bóng chìm chắc hẳn không còn xa lạ hoặc thậm chí đã quá quen thuộc với các cầu thủ bóng đá. Sút bóng chìm không khó và có thể thành thạo được nếu chịu khó kiên trì luyện tập. Đặc biệt, kỹ thuật này còn được áp dụng nhiều trong các trận đấu, nhất là trong các tình huống sút phạt, cần sự đột biến để có thể giành được bàn thắng quyết định. Đây được xem là “bí quyết” lợi hại nhất để đánh lừa và hạ gục thủ môn đối phương.

Khái niệm về kỹ thuật sút bóng chìm trong bóng đá

Kỹ thuật sút bóng chìm là một trong những kỹ thuật sút phạt trong bóng đá để giúp xoay chuyển tình thế cho trận đấu. Không những thế, kỹ thuật sút bóng chìm là kỹ năng lợi hại để đánh bại thủ môn và hàng hậu vệ để ghi bàn ngoạn mục. Đưa đội bạn lấy lại phong thế của mình trong trận đấu đầy kịch tính.

Khái niệm về kỹ thuật sút bóng chìm trong bóng đá

Trong một trận cầu căng thẳng mà mọi con đường dẫn tới khung thành của cả 2 bên bị khóa chặt thì thường phải trông chờ vào các cú sút xa. Hoặc các tình huống cố định, các pha dàn xếp đá phạt. Trong đó sút chìm là một vũ khí lợi hại gây bất ngờ cho hàng thủ và hạ gục thủ môn. Đây là kỹ thuật tạo ra nhiều đột phá trong giao tranh và đưa đến những bàn thắng bất ngờ và mãn nhãn.

Lựa chọn người sút trong kỹ thuật sút bóng chìm quan trọng. Vì cần phải lựa người thích hợp để thực hiện màn xoay chuyển tình thế có thể lật ngược tỷ số này. Khi chơi bóng đá, ai cũng muốn phần thắng về tay đội mình nên học hỏi thêm kỹ thuật mỗi ngày giúp ta có thể tỏa sáng và nâng cao tinh thần chiến đấu.

Quy trình thực hiện kỹ thuật sút bóng chìm cần lưu ý

Ưu điểm của kỹ thuật sút bóng chìm có thể kể đến như là giúp cho đường bóng mạnh, bóng bay căng hơn. Khiến cho đường đi của bóng khó nắm bắt hơn. Thường thì bóng sẽ đi qua chân hàng rào khi nhảy lên đón tình huống bóng bổng. Hoặc nó cũng là một đường căng sệt cong tinh tế.

Bước 1: Thực hiện chạy đà

Chạy thẳng hướng với hướng trái bóng, tốc độ từ từ tăng dần đều ở những bước cuối cùng. Đồng thời chuyển thành dài và nhanh hơn.

Bước 2: Sử dụng chân trụ

Đặt ngang và cách bóng 10 – 15 cm, vị trí này tùy thuộc với hình thể từng cầu thủ. Mũi chân trụ thẳng với hướng sút bóng. Hơi chùng đầu gối xuống, toàn trọng tâm cơ thể dồn vào chân trụ

Bước 3: Sử dụng chân lăng

Đặt ngang và cách bóng 10 – 15 cm. Thay đổi vị trí này tùy thuộc với hình thể từng cầu thủ. Vung chân từ phía sau ra trước. Tốc độ chạy đà tốc độ chân lăng khi vung ra cần tạo ra lực sút cao và mạnh nhất.

Bước 4: Cách tiếp xúc bóng

Dùng hết mu bàn chân lăng để chạm vào trái bóng. Điểm tiếp xúc bóng từ tâm trái bóng trở lên 1 – 2 cm. Vung từ sau ra trước. Tốc độ chạy đà và tốc độ vung chân lăng kết hợp tạo ra lực sút cao và mạnh nhất. Mu bàn chân sẽ gần như hình bán nguyệt khi kéo từ phía trên xuống tới trái bóng.

Quy trình thực hiện kỹ thuật sút bóng chìm cần lưu ý

Sút bóng chìm là kỹ thuật tuy không khó nhưng để thực hiện đúng và chuẩn lại không hề dễ dàng. Một cầu thủ sẽ trở thành nỗi khiếp sợ của đội bóng đối thủ nếu sở hữu kỹ thuật chơi bóng này thật tốt đem lại những lần ghi bàn siêu đẹp mắt. Với kỹ thuật này, điều bạn cần quan tâm là chân sút phải đặt cao hơn tâm quả bóng. Khi lực tác động lên quả bóng, bóng mới không bị hất bổng lên cao vượt khỏi lưới. Mu bàn chân gần như ôm hình bán nguyệt kéo từ trên xuống trái bóng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *